BIỂN ĐÔNG

Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông

TTXVN-VNA | 30-12-2016 | 10:34 |

 

 

 

Hà Nội (TTXVN 30/12)—

Theo trang mạng www.qz.com, tháng 8/2016, Bộ Quốc phòng Nhật Bản yêu cầu một ngân sách kỷ lục khoảng 51 tỷ USD cho năm tài khóa 2017 do những mối lo lắng an ninh hàng đầu của nước này: sự hung hăng trên biển của Trung Quốc.

Nhật Bản có lý do để lo lắng. Ở cả biển Hoa Đông lẫn Biển Đông, Tokyo đối mặt với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán mà có vẻ quyết tâm trở thành một thế lực hàng hải không bị ràng buộc – và do đó đang tăng cường các khả năng hải quân của họ. Những động thái của Trung Quốc đe dọa phá vỡ nền kinh tế Nhật Bản và làm xói mòn cảm giác về an ninh của nước này.

Biển Đông không phải là tuyến đường biển duy nhất, nhưng nó đem lại con đường rẻ nhất, trực tiếp nhất cho những nguồn cung cấp năng lượng từ Vịnh Persian (và những hàng hóa từ nơi khác) đến Đông Bắc Á. Là một quốc gia với ít tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản có một lợi ích rõ ràng trong việc giữ những tuyến đường biển mở cửa.

Với điều đó trong suy nghĩ, Nhật Bản đang tăng cường các liên minh, chi tiêu nhiều hơn cho phòng vệ, và để cho lập trường của họ được biết đến.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu với các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Lào vào tháng 9/2016 rằng: “Tôi thực sự quan ngại về những nỗ lực đang tiếp tục nhằm đơn phương thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông”.

Trung Quốc đang nhanh chóng quân sự hóa ở Biển Đông, bao gồm việc thiết lập những căn cứ trên các đảo nhân tạo được xây dựng bên trên các bãi đá. Người ta cảnh báo rằng Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành “ao nhà”, và điều này không khác gì việc tạo ra một “tam giác chiến lược” các căn cứ trên biển nhằm giúp nước này kiểm soát nhiều hơn tuyến hàng hải mang tính sống còn.

Biển Đông là một trong những hiểm lộ biển về dầu và khí tự nhiên của thế giới. Gần 60% nguồn cung cấp năng lượng của Nhật Bản đi qua vùng biển này, chủ yếu từ các nước Trung Đông, bao gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Qatar và ngày càng nhiều từ Iran. Than đá từ Indonesia, cũng như ngô, lúa mì và lúa mạch từ Australia và khu vực Biển Đen cũng được đưa qua. Điều này khiến nền kinh tế Nhật Bản dễ bị tổn thương với những sự gián đoạn, nếu Trung Quốc lúc nào đó chặn hoạt động vận chuyển hàng qua tuyến đường này, kể cả trong thời bình hay trong xung đột nào đó trong tương lai.

Và xung đột không phải là không thể. Trung Quốc vẫn phẫn nộ với  sự tàn bạo thời chiến của Nhật Bản trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai và tin rằng Tokyo vẫn chưa bày tỏ đủ sự hối hận về những tội lỗi của họ. Gần đây, một cuộc triển lãm mở cửa ở Đông Bắc Trung Quốc tập trung vào việc loại bỏ các vũ khí hóa học bị bỏ lại của Nhật Bản ở Trung Quốc. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, 81% người Trung Quốc giữ quan điểm không thiện chí với Nhật Bản, tăng từ 70% một thập kỷ trước. Trong khi đó, 86% người Nhật Bản giữ quan điểm không thiện chí với người Trung Quốc, so với 71% một thập kỷ trước.

Do đó, khó có thể ngạc nhiên rằng Nhật Bản cảnh giác với việc Trung Quốc có thể kiểm soát một tuyến hàng hải quan trọng như là Biển Đông. Việc xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa dường như là một bước đi theo hướng đó.

Yoji Koda, cựu Phó Đô đốc Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản viết trên tờ Chính sách châu Á vào tháng 1 rằng: “Những đảo nhân tạo này, khi được hoàn thành đầy đủ, sẽ đem lại cho Trung Quốc chỗ đứng vững chắc trên quần đảo Trường Sa để kiểm soát phần lớn các tuyến giao thông liên lạc đường biển và giám sát các hoạt động của không quân và hải quân nước ngoài”.

 Một cách Nhật Bản có thể giúp ngăn chặn điều này là ủng hộ, giúp đỡ, hoặc thậm chí tham gia các hoạt động “tự do hàng hải” của Hải quân Mỹ.

Trung Quốc đã cảnh báo rằng những hoạt động như thế là “nguy hiểm và vô trách nhiệm” và có thể có kết cục “thảm họa”. Tuy nhiên, các nước có quyền “qua lại không gây hại” trong ngay cả các vùng lãnh hải kéo dài 12 hải lý từ bờ biển, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Vào tháng 7, một tòa án quốc tế đưa ra phán quyết toàn diện theo UNCLOS đã làm mất hiệu lực những tuyên bố chủ quyền sâu rộng của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Tuyên bố này dựa trên “đường 9 đoạn” mơ hồ của Bắc Kinh, mà tòa án đã quyết định là không có cơ sở pháp lý.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada mới đây phát biểu tại tổ chức tư vấn Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhấn mạnh sự ủng hộ của Nhật Bản với các hoạt động tự do hàng hải. Bà nói nếu thế giới bỏ qua cho những nỗ lực thay đổi pháp trị, những hậu quả có thể vượt quá Biển Đông.

Bà nhấn mạnh: “Trong bối cảnh này, tôi ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động tự do hàng hải của Hải quân Mỹ để duy trì trật tự hàng hải quốc tế  dựa trên các quy tắc”. Bà Inada chỉ ra rằng Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản sẽ tham gia “tuần tra huấn luyện chung” với Hải quân Mỹ ở Biển Đông, cũng như các buổi diễn tập đơn phương và đa phương với các hải quân khu vực./. 

Tin mới nhất

Khám phá chuỗi “đảo ngọc” Cát Bà

Với tổng diện tích 336km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn n

Ông Lý Hiển Long và ông Duterte bàn chuyện Biển Đông

Ngày 15/12, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tiếp đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang ở thăm.

Ông Obama tiết lộ chuyện Trung Quốc phản ứng mạnh hơn vấn đề Biển Đông

Ngày 16/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump hoàn toàn có thể xem xét lại chính sách "một Trung Quốc" đối với Đài Loan,