CHÍNH SÁCH BIỂN ĐẢO

Chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển

TTXVN-VNA | 01-12-2016 | 14:51 |

Tàu phục vụ khách du lịch tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)


Nội dung “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định: Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoản 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống người dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước…

Theo nhận xét của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển: Mục tiêu đó là rất khả thi bởi nước ta có bờ biển dài tới 3.260km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, lại có trên 3.000 đảo lớn nhỏ gần bờ và xa bờ nằm trên địa giới hành chính thuộc 28 tỉnh, thành phố. Tiềm năng và lợi thế đó khẳng định vùng biển, đảo của nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Đặc biệt, phát triển kinh tế biển có ý nghĩa to lớn để Việt Nam phát triển bền vững, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trò to lớn trong tương lai. Hiện nay quy mô kinh tế biển và vùng ven biển đang tăng lên nhanh chóng, cơ cấu ngành nghề có những sự thay đổi đột phá cùng với sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới. Chỉ tính đến năm 2000, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển đã đạt 47% GDP cả nước. Trong đó GDP của kinh tế biển chiếm khoảng 22% tổng GDP cả nước. Các đảo và cụm đảo là thành phần không thể thiếu trong không gian kinh tế biển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế biển một cách hiệu quả và bền vững. Nhiều đảo và cụm đảo có tiềm năng phát triển kinh tế cao như Phú Quốc, Cát Bà, Vân Đồn…


Để phát huy hơn nữa vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế, ngay từ bây giờ cần đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ, điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng hài hòa với môi trường. Đồng thời ứng dụng công nghệ sau thu hoạch. Đi đôi với việc phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, bao gồm cac hoạt động cảng cá, sửa chữa và dóng tàu, ngư cụ; cung cấp các dịch vụ bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chú ý công tác thông tin liên lạc và cứu hộ cứu nạn trên biển.


Theo đó, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, có cơ chế tín dụng ưu đãi cho ngư dân đánh bắt xa bờ đóng tàu vỏ thép, lãi suất vay 3% trong thời gian 10 năm, người vay được thế chấp bằng thân tàu, nếu xảy ra rủi ro Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ. Đây là những chính sách thể hiện rõ quyết tâm giúp ngư dân yên tâm đánh bắt xa bờ và bám biển của Nhà nước.

Để giúp ngư dân vươn khơi, bám biển vừa khai thác sản xuất vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc hỗ trợ nguồn vốn giúp cải hoán tàu cũ, đóng mới tàu công suất lớn đang được hệ thống ngân hàng tích cực tham gia. Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân cải hoán tàu cũ, đóng mới tàu công suất lớn vươn khơi xa. Ngoài ra, ngân sách Trung ương và địa phương sẽ đối ứng hỗ trợ 50% lãi suất./.

Văn Hào

Tin mới nhất

Khám phá chuỗi “đảo ngọc” Cát Bà

Với tổng diện tích 336km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn n

Ông Lý Hiển Long và ông Duterte bàn chuyện Biển Đông

Ngày 15/12, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tiếp đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang ở thăm.

Ông Obama tiết lộ chuyện Trung Quốc phản ứng mạnh hơn vấn đề Biển Đông

Ngày 16/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump hoàn toàn có thể xem xét lại chính sách "một Trung Quốc" đối với Đài Loan,