CHÍNH SÁCH BIỂN ĐẢO

Đà Nẵng với chiến lược phát triển kinh tế biển

TTXVN-VNA | 09-12-2016 | 16:22 |

Đà Nẵng với chiến lược phát triển kinh tế biển. Ảnh: TTXVN.

Trên cơ sở cụ thể hóa "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2010", Đã Nẵng đã ban hành Quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển đảo thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 với mục tiêu phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của vùng biển đảo, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong thời gian tới, đồng thời định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về các lĩnh vực, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại vùng biển đảo và ven biển của thành phố.

Với mục tiêu trở thành trung tâm nghề cá mạnh của miền Trung và cả nước, có mức tăng trưởng cao về giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ 14 – 15%/năm, Đà Nẵng đã xác định hướng đi của mình mà điểm nhấn được khẳng định là tăng cường đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, hạn chế tối đa vùng ven bờ, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, theo đó, phát triển nhanh số lượng tàu cá công suất lớn và cải hoán nâng cấp tàu cá công suất nhỏ để vươn khơi.

Thành phố chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ lao động khai thác có sức khỏe, có trình độ, trong đó gồm cả trình độ đại học, đủ trí và lực để đương đầu với sóng to gió cả, biết làm chủ các phương tiện đánh bắt hiện đại. Bên cạnh đó, Đã Nẵng đầu tư đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá từ 5 -10 chiếc có công suất từ 800 - 1.000 CV/chiếc, cung cấp nguyên nhiên liệu và thu mua sản phẩm ngay trên biển. Hiện đại hoá hệ thống thông tin hỗ trợ ngư dân trên biển.

Để nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, giảm thiểu rủi ro về người và tài sản trên biển cho ngư dân, thành phố đã ban hành Quy chế tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo hình thức tổ. Đây cũng là cơ sở để tạo khung pháp lý cho việc hình thành các tổ khai thác hải sản, chuyển hoạt động khai thác đơn lẻ thành tổ chức, nghiệp đoàn khai thác hải sản; hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn; ngư trường khai thác; hỗ trợ vốn để mua ngư lưới cụ, trang bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ nhau về mặt tinh thần; hỗ trợ kết nối thông tin giữa tàu với tàu, giữa biển với đất liền và được đất liền hỗ trợ thông tin về dự báo thời tiết, hướng dẫn phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn….

Sau khi Tổ khai thác được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của đông đảo bà con ngư dân, vì nó đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành khai thác hải sản, nguyện vọng của ngư dân, đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của chính quyền thành phố đối với người dân làm nghề biển.

Theo bà Vũ Diệu Ngân, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế- Xã hội Đà Nẵng, để kinh tế biển tiếp tục phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố, trước hết thành phố cần tập trung đẩy mạnh hoạt động đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác theo hướng bền vững nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khai thác. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ khai thác xa bờ, thiết bị an toàn cho tàu cá hoạt động trên biển, gắn khai thác với chế biến và dịch vụ vụ hậu cần nghề cá. Khuyến khích các chủ tàu, thuyền và ngư dân cùng liên kết, tham gia vào tổ, đội khai thác. Tăng cường vai trò của các nghiệp đoàn nghề cá đã được thành lập.

Cùng với đó, thành phố cần đầu tư xây dựng Trạm thông tin liên lạc, cảnh báo biển nhằm nâng cao năng lực dự báo, thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển. Triển khai mở rộng khu công nghiệp dịch vụ hậu cần nghề cá và âu thuyền Thọ Quang, Chợ đầu mối thủy sản của khu vực miền Trung. Phát triển hệ thống chế biến thủy sản gắn với xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đáp ứng nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng nguyên liệu.

Cùng với việc khai thác hải sản, Đà Nẵng cũng định hướng phát triển nghành dịch vụ vận tải hàng hải của thành phố, trước mắt tập trung nâng cao năng lực Cảng Đà Nẵng để đảm bảo vị trí là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và các nước vùng Đông Bắc Á... Đối với lĩnh vực du lịch biển, Đà Nẵng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch biển, tạo ra những sản phẩm mang tính đặc trưng, khác biệt. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế biển đáp ứng về số lượng, cơ cấu, chất lượng...

Ông Dân Hùng, Trưởng phòng Tổng hợp, Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo kết hợp với giữ vững an ninh- quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ, thành phố Đà Nẵng đã, đang và sẽ tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển.

Đồng thời, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi mới công nghệ, tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia thành viên trong khu vực và quốc tế..., với mục đích cao nhất là ổn định để phát triển đất nước.

Văn Sơn - Quốc Huy


Tin mới nhất

Khám phá chuỗi “đảo ngọc” Cát Bà

Với tổng diện tích 336km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn n

Ông Lý Hiển Long và ông Duterte bàn chuyện Biển Đông

Ngày 15/12, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tiếp đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang ở thăm.

Ông Obama tiết lộ chuyện Trung Quốc phản ứng mạnh hơn vấn đề Biển Đông

Ngày 16/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump hoàn toàn có thể xem xét lại chính sách "một Trung Quốc" đối với Đài Loan,