BIỂN ĐÔNG

Vấn đề Biển Đông: Chưa thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm"

TTXVN-VNA | 08-12-2016 | 14:52 |

Ảnh chụp hôm 8/9, cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại bãi ngầm Mischief (Đá Vành Khăn) Ảnh: Reuters/ TTXVN

  Vấn đề Biển Đông: Chưa thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm"

 

            TTXVN (Hà Nội 7/12)

            Trang mạng “businessinsider” mới đây đăng bài viết của tác giả Christopher Woody, trong đó nhận định rằng những diễn biến được chào đón nhất tại Biển Đông có thể không thực sự đáng mừng như nhiều người nghĩ.

            Theo tác giả, 4 năm kể từ khi bị các tàu Trung Quốc ngăn cản hoạt động sau khi Bắc Kinh giành quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough năm 2012, mới đây, các ngư dân Philippines đã trở lại vùng biển quanh khu vực này. Đã xuất hiện thông tin rằng một số tàu Trung Quốc đóng tại Bãi cạn Scarborough đã rời đi, và sau đó các ngư dân Philippines cho biết họ đã có thể đánh cá mà không bị can thiệp. Bộ trưởng Quốc phòng Philippine hoan nghênh đây là “một diễn biến đáng mừng”. Những ngư dân với mẻ lưới bội thu sau khi được trở lại đánh bắt tại Bãi cạn Scarborough cũng vô cùng hài lòng với tình hình mới.

            Mặc dù Trung Quốc thừa nhận nước này đã có “một số sắp xếp phù hợp” sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên tiếng bày tỏ quan ngại về các vấn đề xung quanh Bãi cạn Scarborough, song một nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này vẫn luôn duy trì “sự quản lý thông thường” đối với bãi cạn và bác bỏ các ý kiến cho rằng Trung Quốc đã có sự thay đổi trong chính sách. Trả lời tại một cuộc họp báo hôm 14/11, phát ngôn viên này khẳng định: “Không có gì thay đổi trong tình hình hiện tại và sẽ không có gì thay đổi trong tương lai”.

            Một bức ảnh do tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) công bố ngày 15/11 minh họa rõ nét tình hình hiện tại ở Bãi cạn Scarborough khác biệt như thế nào so với trước đó. Bức ảnh, được chụp ngày 29/10, cho thấy một tàu Trung Quốc đang neo tại cửa phá, có vẻ như đang chặn đường vào trong của các ngư dân Philippines, phù hợp với các báo cáo ở thời điểm này về việc các ngư dân Philippines đang đánh bắt “bên ngoài” phá. Hải quân Philippines cũng thông báo về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc ở gần bãi cạn.

            Theo CSIS, nếu các ngư dân Philippines vẫn bị chặn không được vào đánh bắt bên trong phá, điều đó cho thấy rằng các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Duterte và người đồng cấp Trung Quốc hồi trung tuần tháng 10 vừa qua, dù nội dung các cuộc đàm phán này là gì đi nữa, chỉ có tác dụng nới lỏng giới hạn nghiêm ngặt mà Chính quyền Trung Quốc đã áp đặt lên vùng biển này sau phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ chủ quyền mở rộng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

            CSIS cho rằng “đây sẽ là sự quay trở lại hiện trạng đã tồn tại trong suốt 4 năm qua, chứ không phải tình hình như trước năm 2012, khi ngư dân Philippines thường xuyên ra vào Bãi cạn Scarborough”.

 Nếu đúng là như vậy, thêm vào đó là sự hiện diện liên tục của người dân cũng như các tàu giám sát bờ biển của Trung Quốc tại đây, có thể thấy tình hình hiện nay tại vùng biển xung quanh Bãi cạn Scarborough khá là mong manh.

            Trả lời tờ Business Insider hồi tuần trước, ông Gregory Poling  - Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS - nhận định “đây có thể là một dấu hiệu về một hiện trạng mới tại Bãi cạn Scarborough, trong đó cả hai bên đều có thể tự do đánh bắt cá song không bên nào công khai thừa nhận rằng bên này đang “cho phép” hay “chấp nhận” cho bên còn lại hành động tương tự (cách dùng từ như vậy sẽ là một trở ngại). Ông Poling nói thêm: “Hoặc đây có thể chỉ là một cành ô liu mà Bắc Kinh trước mắt đang chìa ra với Manila trong khi tiến hành các cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận 'dài hơi' hơn với Chính quyền Tổng thống Duterte, một viễn cảnh có thể sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”.

Tin mới nhất

Khám phá chuỗi “đảo ngọc” Cát Bà

Với tổng diện tích 336km2, Cát Bà hiện là quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam với 388 hòn đảo lớn nhỏ, mật độ núi đá vôi dày đặc chia cắt mặt nước biển thành những áng, vịnh nhỏ, với nhiều bãi cát còn n

Ông Lý Hiển Long và ông Duterte bàn chuyện Biển Đông

Ngày 15/12, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tiếp đón Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang ở thăm.

Ông Obama tiết lộ chuyện Trung Quốc phản ứng mạnh hơn vấn đề Biển Đông

Ngày 16/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump hoàn toàn có thể xem xét lại chính sách "một Trung Quốc" đối với Đài Loan,